Một người bạn mình bắt đầu cho con hơn 3 tháng tuổi ăn sốt táo và ngũ cốc. Con trai mình nhỏ hơn bé này 2 tuần, mình đang suy nghĩ không biết có nên cho con ăn dặm sớm không? Độ tuổi ăn dặm cho bé thích hợp? Khi nào cho trẻ ăn dặm? – Mẹ Bun
Thời điểm tốt nhất cho trẻ bắt đầu ăn dặm là khi trẻ phát triển tất cả các kỹ năng cần thiết để ăn. Bác sĩ khuyến cáo các mẹ cho con bú sữa mẹ nên chờ cho đến khi trẻ 6 tháng tuổi hãy cho trẻ tập ăn dặm.
Nhưng thỉnh thoảng trẻ có thể sẵn sàng để ăn dặm sớm hơn. Làm thế nào biết khi nào trẻ đã sẵn sàng để tập ăn dặm? Để ăn, trẻ cần phải điều khiển đầu và cổ tốt và có thể ngồi trên ghế cao. Các kỹ năng này thường phát triển khi trẻ được 4 – 6 tháng tuổi.
Và, nếu muốn cho bé bắt đầu ăn dặm sớm hơn giai đoạn này, bạn cần phải để ý là bé sẽ đẩy thức ăn ra khỏi miệng rất nhanh ngay khi mẹ đút vào. Trẻ bắt đầu mất phản xạ đẩy lưỡi tự nhiên này ở giai đoạn 4 đến 6 tháng, khi đó bé sẽ bắt đầu ăn dặm dễ dàng hơn.
Một lưu ý: Theo khuyến cáo của Unicef, chỉ nên cho trẻ bú mẹ hoặc bú sữa công thức ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Tham khảo bài viết: Các giai đoạn ăn dặm của bé
Các dấu hiệu khác cho thấy trẻ đã sẵn sàng ăn dặm
– Trẻ quan tâm đến thức ăn. Ví dụ, trẻ có thể quan sát người khác ăn, với lấy thức ăn và mở miệng khi thức ăn đến gần.
– Trẻ có các kỹ năng vận động miệng cần thiết để di chuyển thức ăn đến cổ họng và nuốt chúng.
– Trẻ thường nặng gấp đôi trọng lượng sơ sinh
Chờ cho đến khi bé được ít nhất 4 tháng tuổi và có những dấu hiệu sẵn sàng này trước khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Những em bé bắt đầu ăn dặm trước 4 tháng có nguy cơ cao bị béo phì và các vấn đề khác khi lớn lên. Trẻ cũng chưa có khả năng phối hợp đủ để nuốt thức ăn dặm một cách an toàn và có thể bị nghẹn, hóc thức ăn hoặc hít vào phổi.
Tham khảo: Túi nhai ăn dặm chống hóc số 1 Hoa Kỳ
Nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm như thế nào?
Khi đến thời điểm thích hợp, đúng độ tuổi ăn dặm cho bé, hãy bắt đầu với một loại ngũ cốc bổ sung sắt cho trẻ. Gạo ngũ cốc thường được dùng là đồ ăn dặm đầu tiên dành cho trẻ sơ sinh, nhưng bạn có thể bắt đầu với bất kỳ loại nào bạn thích. Bắt đầu với 1 hoặc 2 thìa ngũ cốc trộn với sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước.
Một lựa chọn khác là thịt xay giàu chất sắt. Cho trẻ ăn bằng thìa nhỏ và không bao giờ được thêm ngũ cốc vào bình sữa của trẻ trừ khi bác sĩ yêu cầu.
Ở giai đoạn này, nên cho ăn dặm sau một cữ bú, không nên cho ăn trước. Bằng cách đó, con sẽ bú được sữa mẹ, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé cho đến khi 1 tuổi.
Khi con đã quen với món ăn dặm đầu tiên, hãy cho con thử các món khác, chẳng hạn như trái cây, rau, đậu, đậu lăng hoặc sữa chua đã được nấu chín. Chờ một vài ngày sau khi cho trẻ ăn thức ăn mới để đảm bảo trẻ không bị dị ứng.
Có nên cho trẻ kiêng các món ăn dễ dị ứng thông thường?

Các chuyên gia khuyên nên cho trẻ sơ sinh ăn các loại thức ăn gây dị ứng thông thường (như trứng, đậu phộng và cá) khi trẻ được 4–6 tháng tuổi. Điều này bao gồm cả những em bé có tiền sử gia đình bị dị ứng thực phẩm. Trước đây, trẻ sơ sinh được khuyến cáo không nên ăn những loại thực phẩm như vậy cho đến khi tròn 1 tuổi. Nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng việc chậm cho trẻ ăn các món này có thể làm trẻ dễ bị dị ứng thức ăn hơn.
Cho trẻ ăn những thức ăn này ngay khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Bạn cần đảm bảo thức ăn được chế biến ở các dạng để trẻ có thể dễ dàng nuốt được. Ví dụ, bạn có thể thử một lượng nhỏ bơ đậu phộng trộn với trái cây nghiền hoặc sữa chua, hoặc trứng mềm.
Không nên cho trẻ uống nước trái cây. Nước trái cây không có lợi cho sức khỏe, ngay cả đối với trẻ lớn hơn. Nước trái cây có thể làm trẻ đầy bụng (lấy mất chỗ của những thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn), tăng nguy cơ béo phì, gây tiêu chảy, và thậm chí khiến trẻ có nguy cơ bị sâu răng khi bắt đầu mọc răng.