Các Giai Đoạn Ăn Dặm Của Bé Theo Khuyến Cáo Của Unicef

Khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm? Các giai đoạn ăn dặm của trẻ là gì?  Khi bé lớn lên, nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng tăng theo. Trong hai năm đầu tiên, 75% mỗi bữa ăn được dùng để xây dựng não bộ của con. Dưới đây là thời điểm nên cho bé làm quen với thức ăn dặm và giải thích tại sao việc chuẩn bị đúng thời điểm lại quan trọng.

Tóm lại: Các giai đoạn ăn dặm cho bé

cac-giai-doan-an-dam
– Trước 6 tháng, sữa mẹ đáp ứng tất cả các nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng của bé.
cac-giai-doan-an-dam
– Bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn dặm từ tháng thứ 6. Giai đoạn này bé cần nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng hơn so với lượng mà sữa mẹ cung cấp.
cac-giai-doan-an-dam
– Khi được 6 tháng, hãy bắt đầu cho bé ăn chỉ hai đến ba thìa thức ăn dặm, chẳng hạn như cháo, trái cây hoặc rau nghiền, hai lần một ngày.
– Bắt đầu cho trẻ bú sữa mẹ và trẻ không bú sữa mẹ ăn dặm khi trẻ 6 tháng. Cho trẻ ăn dặm muộn có thể khiến bé gặp nguy hiểm.

Các giai đoạn ăn dặm: Sau sinh đến 6 tháng tuổi

cốc hứng sữa naturebond model 2020 - Milena - 1
Sữa mẹ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ 0 – 6 tháng tuổi

Từ giờ đầu tiên bé chào đời, cho đến 6 tháng tuổi, con có thể nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng trưởng và phát triển từ sữa mẹ. Con không cần bất cứ thứ gì khác – không cần nước trắng, nước trái cây, cháo hoặc bất kỳ thức ăn hoặc chất lỏng nào khác trong giai đoạn này.

Kiến thức sai: Trẻ sơ sinh cần thức ăn dặm sớm hơn 6 tháng tuổi

Khi bạn cho trẻ bú mẹ thường xuyên, việc bắt đầu ăn dặm sớm hơn 6 tháng là không cần thiết và thậm chí có thể gây hại.

Cho trẻ ăn thức ăn hoặc chất lỏng không phải sữa mẹ trước khi trẻ được 6 tháng tuổi có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, chẳng hạn như tiêu chảy, khiến trẻ gầy yếu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Con cũng có thể ít bú mẹ hơn, do đó, nguồn sữa mẹ, là nguồn thức ăn quan trọng nhất của con, có thể giảm.

Sữa mẹ là thực phẩm an toàn và lành mạnh nhất trong 6 tháng đầu đời cho tất cả trẻ em. Đây là nguồn dinh dưỡng thiết yếu liên tục, an toàn.

Dấu hiệu con muốn ăn dặm

Khi con vẫn còn nhỏ hơn 6 tháng, bạn thấy con với tay gần miệng, bạn có thể nghĩ rằng con không ăn đủ khi chỉ bú sữa mẹ. Trên thực tế, đó chỉ là dấu hiệu đòi bú bình thường của con, bé chỉ đang phát triển hơn lên có dấu hiệu khác thôi. Điều đó không có nghĩa là bé cần thức ăn dặm. Em bé sẽ sẵn sàng ăn dặm khi được 6 tháng tuổi.

Kiến thức sai: Con trai cần nhiều hơn sữa mẹ

Cả bé gái và bé trai đều cần lượng thức ăn như nhau để khỏe mạnh, phát triển và thông minh. Chỉ riêng sữa mẹ sẽ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cả bé trai hay bé gái trong những tháng đầu đời này.

Các giai đoạn ăn dặm: Bé từ 6 tháng tuổi trở lên

cac-giai-doan-an-dam
Sau 6 tháng, ngoài sữa mẹ trẻ cần bổ sung chất dinh dưỡng từ thức ăn dặm

Khi được 6 tháng, sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của trẻ đòi hỏi nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng hơn so với lượng chất mà sữa mẹ cung cấp. Bé cần bắt đầu ăn dặm đồng thời với việc bú sữa mẹ để đáp ứng nhu cầu phát triển của mình.

Khi nào cho trẻ ăn dặm

Cho trẻ bú bất cứ khi nào bạn thấy trẻ có dấu hiệu đòi bú. Sau khi rửa tay bằng xà phòng, hãy bắt đầu cho trẻ ăn hai đến ba thìa thức ăn dặm, chẳng hạn như cháo, trái cây hoặc rau nghiền, hai lần một ngày. Tiếp tục cho trẻ bú mẹ thường xuyên như trước. 

Trẻ sơ sinh không bú sữa mẹ

Nếu bạn không cho trẻ bú sữa mẹ, thời điểm tốt nhất để cho trẻ làm quen với thức ăn dặm cũng là lúc trẻ được 6 tháng tuổi. Đây là độ tuổi mà tất cả trẻ sơ sinh, dù bú sữa mẹ hay không, cần bắt đầu ăn thức ăn dặm để đảm bảo con nhận đủ tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể đang phát triển của con cần.

Đừng chậm cho con ăn dặm

Cơ thể của trẻ cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để giúp trẻ tiếp tục phát triển. Chậm cho trẻ ăn dặm có thể làm bé ngừng tăng cân với tốc độ bình thường và tăng nguy cơ trở nên gầy yếu.

Nguồn tham khảo: Feeding your baby: When to start with solid foods

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *